Thực trạng tài chính xanh cho phát triển năng lượng tái tạo
- Thêm hai dự án phục vụ ngành năng lượng Mặt Trời ở Bắc Giang
- Công ty lắp điện mặt trời Quảng Ngãi uy tín nhất
- Lắp đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời tại Bình Thuận – SUNRISE SOLAR
- Tìm sáng kiến giúp lưu vực sông Mekong chuyển đổi năng lượng
- Điện mặt trời. Công ty điện năng lượng mặt trời Bến Tre uy tín
Để tháo “nút thắt” này, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện chiến lược phát triển tín dụng xanh; hướng dẫn hoạt động tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh, quản lý rủi ro môi trường xã hội. Đồng thời, hướng dẫn hoạt động tín dụng cho các ngành/lĩnh vực xanh; ban hành Thông tư 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn quản lý rủi ro môi trường xã hộ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tính đến cuối năm 2022, đã có 39/129 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, đạt hơn 500.524 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 4,2% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, tăng 12,96% so với cuối năm 2021, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%). Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 2.359 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 27,69% so với cuối năm 2021, với hơn 1,2 triệu món vay. Giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng tăng bình quân đạt gần 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.
Bạn đang xem: Gỡ “nút thắt” tài chính xanh cho phát triển năng lượng tái tạo
Trong giai đoạn 2020-2021, BIDV đã cho vay các dự án điện gió, điện mặt trời với quy mô vay vốn trên 500 tỷ đồng, ngoài ra đã tài trợ 25 dự án với tổng số tiền cho vay khoảng 23.400 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). Đến hết năm 2022, BIDV dẫn đầu thị trường về tài trợ xanh với hơn 1.386 khách hàng và dự án với tổng số vốn cam kết cấp tín dụng hơn 2,68 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, với hơn 800 dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, chiếm 4,3% tổng dư nợ tín dụng của BIDV và 13% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xanh toàn bộ nền kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho ngành năng lượng, ngoài nguồn vốn kinh doanh thông thường, BIDV đã huy động thành công nhiều nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế như WB, AFD… Danh mục cho vay của BIDV cho các lĩnh vực xanh và bền vững đến năm 2025 dự kiến đạt 3 tỷ USD, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ BIDV. Việc ban hành “Khung Khoản vay bền vững” của BIDV nhằm cung cấp các sản phẩm cho vay bền vững phổ biến nhất trên thị trường toàn cầu hiện nay bao gồm khoản vay theo chủ đề và khoản vay liên kết bền vững.
Xem thêm : Dự Án Lắp Đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời Tại Đồng Nai
Tại Vietcombank, các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng này có thể tiếp cận vốn vay lên đến 70% tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, tiêu chí ngân hàng đặt ra cho dự án không đơn giản: phải hoàn thành đúng tiến độ, hòa lưới điện quốc gia. Yêu cầu về vốn đối ứng với từng dự án lại khác nhau nhưng mức phổ biến là tối thiểu 30% tổng mức đầu tư. Ngân hàng sẽ đánh giá năng lực của chủ đầu tư, phân tích mức độ rủi ro của dự án trước khi quyết định tỷ lệ vốn đối ứng. Bên cạnh đó, khi cho vay các dự án như vậy thì ngân hàng cũng đánh giá các yếu tố trên khá kỹ càng. Tháng 6/2019, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cùng Vietcombank đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 200 triệu USD nhằm tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo. Kỳ hạn khoản vay lên tới 14 năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư cho các dự án năng lượng xanh tại Việt Nam. Vietcombank đang cho vay 3 dự án là Srêkop 1, Srêkop 2 và BP Solar. Srêkop 1 có tổng mức đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng tại Đăk Lăk. Srêkop 2 và BP Solar 1 là 2 dự án ở Phước Hữu, Ninh Thuận. Ngày 29/3/2023, giữa Vietcombank và JBIC đã tiếp tục ký kết Hợp đồng tài trợ vốn 300 triệu USD để hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo. Khoản vay sẽ hỗ trợ cho các dự án năng lượng xanh và bảo vệ môi trường tại Việt Nam – một trong những lĩnh vực mà Chính phủ rất quan tâm hiện nay. Trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng, Vietcombank sẽ phối hợp cùng JBIC để tối ưu hóa những tác động tích cực về mặt xã hội và môi trường của khoản vay. Về dư nợ cho vay, năm 2022 Vietcombank đạt tổng dư nợ là 1.156.148 tỷ đồng, trong đó có 4% dư nợ tín dụng xanh, Vietcombank đã dảnh 87,3% dư nợ tín dụng xanh tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, tài trợ từ nguồn trái phiếu xanh có thể được phát hành trước bởi các tổ chức công hoặc tư nhân để huy động vốn cho các dự án hoặc cho mục đích tái cấp vốn cho các dự án xanh. Tuy nhiên, để tiếp cận các nguồn trái phiếu xanh, hoặc được tài trợ, tái cấp vốn cho các dự án có tác động tích cực tới môi trường, thì các dự án cần phải đáp ứng các tiêu chí liên quan đến mục tiêu, tiêu chuẩn xanh, báo cáo minh bạch và đánh giá độc lập. Theo báo cáo của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, năm 2020, trái phiếu riêng ngành năng lượng đạt 37.017 tỷ đồng, chiếm 8% tổng khối lượng trái phiếu phát hành, tăng 274% so với 2019. Nhưng đến năm 2021, con số này giảm xuống mức 28.453 tỷ đồng, tương ứng 4% tổng khối lượng trái phiếu phát hành. Năm 2022, lượng phát hành trái phiếu năng lượng chỉ còn đạt 2.900 tỷ đồng. Nguyên nhân là do những thay đổi về cơ sở pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu (Nghị định 65/2022 và Nghị định 08/2023), nên trái phiếu liên quan đến ngành năng lượng thời gian tới sẽ kém sôi động hơn so với giai đoạn trước.
Trong báo cáo “Nhìn lại 2022 & Triển vọng thị trường vốn 2023” của FiinRatings (đơn vị xếp hạng tín nhiệm nội địa) cũng cho thấy, đến tháng 5/2023, ước tính có gần 10,96% trái phiếu năng lượng chưa thanh toán hiện tại đã bị vỡ nợ, chủ yếu bao gồm các nhà phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn. Nguyên nhân là do kỳ hạn trái phiếu thường là 4-5 năm, trong khi thời gian hoàn vốn của dự án khoảng 10-15-20 năm, tùy thuộc dự án điện mặt trời hay điện gió. Điều này dẫn tới thực tế, các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với áp lực từ việc trái phiếu sắp đáo hạn, bất chấp những nỗ lực tái cơ cấu nợ đang diễn ra. Cũng đã xuất hiện tình trạng việc hoàn trả trái phiếu bị trì hoãn và gia hạn thời hạn trái phiếu. Do đó việc phát hành trái phiếu xanh trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động từ nguồn này sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu của việc phát triển ngành năng lượng tái tạo.
Một số đề xuất một số khuyến nghị
Xem thêm : Quy trình thủ tục thực hiện lập dự án đầu tư điện mặt trời
Ngày 15/5/2023, Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8). Theo đó, để phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9-39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000 MW… thì nhu cầu vốn cho phát triển nguồn điện trong giai đoạn 2021-2030 là 114 tỷ USD, trong đó điện gió chiếm 30% và điện khí chiếm 35%. Trong giai đoạn 2031-2050, nhu cầu vốn sẽ tăng lên 495 tỷ USD, trong đó điện gió chiếm khoảng 65%, theo sau là điện mặt trời (18%). Điều này cho thấy, áp lực về nguồn vốn cho các dự án năng lượng tái tạo theo quy hoạch điện 8 tạo ra yêu cầu về sự đa dạng hoá nguồn vốn trong lĩnh vực này.
Vì thế, để có thể thu hút được các nguồn tài chính xanh cho năng lượng tái tạo, thì ngoài việc ngành năng lượng tái tạo phải có các cơ sở vững chắc để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích như: bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật về năng lượng tái tạo; ưu tiên cho các nghiên cứu về phát triển năng lượng tái tạo, đầu tư công nghệ cho lĩnh vực này. Đặc biệt, cần có cơ chế để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: có thêm nhiều ưu đãi và hỗ trợ cho DN, tăng cường mối liên kết giữa DN trong ngành và liên ngành; mở rộng đầu tư lưới điện có kiểm soát theo hình thức đối tác công tư (PPP) thông qua đấu thầu cạnh tranh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tư nhân và kết nối nhanh, giảm bớt thủ tục liên quan đế đầu tư và vận hành quá trình đầu tư; có các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài như ODA, FDI cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Với Ngân hàng Nhà nước, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD, triển khai hoạt động ngân hàng xanh thông qua việc gia tăng nhận thức và trách nhiệm đối với môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng trong kinh doanh; tăng cường năng lực các TCTD để phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít cacbon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng. Có chính sách lãi suất ưu đãi, hoặc có thể cung ứng các khoản tín dụng lãi suất ưu đãi cho các NHTM để các ngân hàng này đáp ứng được nguồn vốn cho vay dự án năng lượng tái tạo.
Mai Phương
Nguồn: https://hvsolar.vn
Danh mục: Dự Án