Pin năng lượng mặt trời có mấy loại và phân biệt các loại tấm pin như thế nào? Căn cứ vào vật liệu chế tạo và giá thành, hiện nay, pin mặt trời được chia làm 3 loại là pin mặt trời đơn tinh thể (mono), pin mặt trời đa tinh thể (poly), pin mặt trời phim mỏng (thin-film). Tìm hiểu ngay các đặc điểm riêng và đối tượng nên dùng từng loại pin này tại đây.
Tìm hiểu thêm:
Bạn đang xem: Pin năng lượng mặt trời có mấy loại? Phân loại chi tiết nhất
- Tấm pin năng lượng mặt trời dẻo và ưu nhược điểm cần biết
1. Tấm pin mặt trời mono
Tấm pin mặt trời mono nổi bật với các đặc điểm sau:
Chất liệuTấm pin gồm có các solar cell (tế bào quang điện) được chế tạo từ các tấm silic. Mỗi tấm silic là một lá cắt tinh thể silic đơn, tinh khiết. Trong quá trình sản xuất, người ta gắn lớp nhôm dẫn điện và các lớp bảo vệ khác lên tấm wafer (miếng silic mỏng có độ dày khoảng 0,76mm) để tránh tác động từ môi trường. Sau đó, người ta lắp các tấm wafer theo từng hàng, cột tạo thành hình chữ nhật và phủ kính, đóng khung lại làm nên tấm pin mặt trời.Cách nhận biết
- Màu sắc: Tấm pin có màu đen do ánh sáng tác động đến tinh thể silic nguyên chất và phản xạ lại.
- Hình dáng: Các tế bào quang điện có hình vuông vạt góc và được xếp nối tiếp nhau và tạo ra các khoảng hình thoi màu trắng.
- Kích thước: Trước đây, số lượng tế bào quang điện khoảng 60. Sau này, số lượng cell được nâng lên thành 120 – 144.
Đối tượng sử dụngNhững nơi ít nắng như miền Bắc, có diện tích lắp đặt nhỏHiệu suất
- Hiệu suất chuyển đổi (khoảng 20%) và công suất cao hơn tấm pin poly và tấm pin thin-film
- Công suất khoảng 300 – 450W
Giá thành
- Giá cao hơn tấm pin poly và tấm pin thin-film
- Tế bào quang điện pin mono được chế tạo từ một tinh thể silic duy nhất. Quá trình tạo ra tinh thể này (quá trình Czochralski) khó, tiêu hao nhiều năng lượng và tạo ra nhiều mảnh silic thừa nên chi phí cao
Ưu điểmHiệu suất và công suất caoNhược điểmGiá cao

2. Tấm pin mặt trời poly
So với tấm pin mặt trời mono, tấm pin mặt trời poly có nhiều điểm giống và khác biệt:
Chất liệuTấm pin mặt trời poly cũng gồm các solar cell (tế bào quang điện) được chế tạo từ các tấm silic. Nhưng mỗi tấm silic này lại được cấu tạo từ nhiều mảnh tinh thể silic nung nóng chảy trong khuôn, để nguội, cắt ra thành tấm wafer.Cách nhận biết
- Màu sắc: Tấm pin mặt trời poly có màu hơi xanh lốm đốm do ánh sáng tác động đến các mảnh silic trong cell phản xạ theo nhiều hướng khác nhau. Nếu sử dụng công nghệ Black Silicon, phủ thêm một lớp cấu trúc nano lên bề mặt, tỉ lệ phản xạ ánh sáng xuống tấm pin bị giảm xuống mức tối đa, tấm pin trông đen hơn các tấm pin poly bình thường nhưng vẫn có những đốm xanh rõ nét.
- Kích thước: Tấm pin có khoảng 60 tế bào quang điện.
Đối tượng sử dụngNhững nơi có số giờ nắng nhiều, nắng quanh năm như miền NamHiệu suấtHiệu suất chuyển đổi (khoảng 15 – 19%) và công suất thấp hơn tấm pin monoGiá thànhGiá thấp hơn tấm pin mono. Do tế bào quang điện của tấm pin poly được sản xuất từ các mảnh silic nên quá trình sản xuất đơn giản hơn, không tốn kém nhiều và chi phí sản xuất thấp hơn.Ưu điểm
- Giá thành phải chăng, thấp hơn pin mono
- Có độ giãn nở và khả năng chịu nhiệt cao.
- Hiệu suất làm việc ngoài nắng cao.
Nhược điểmĐộ ổn định về cấu trúc và tính bền vững không cao
Tuổi thọ thấp hơn pin mono khi làm việc trong cùng điều kiện ánh sáng.
Hiệu suất và công suất thấp hơn tấm pin mono
Xem thêm : Ngân hàng Thái Lan rót vốn cho một dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận
Bảng phân tích – đánh giá tấm pin Poly

Phân tích chi tiết: Nên chọn pin năng lượng mặt trời mono hay poly?
3. Tấm pin mặt trời thin-film
Đặc điểm chi tiết như sau:
Chất liệuĐược làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau:
- Phổ biến nhất là cadmium Telluride (CdTe): Tấm pin này gồm có một lớp CdTe ở giữa và các lớp màng dẫn trong suốt ở hai bên giúp hấp thu ánh sáng mặt trời. Phía trên cùng là lớp kính giữ vai trò bảo vệ.
- Silic vô định hình (a-Si): Silic không kết tinh đặt trên nhựa hoặc thủy tinh, kim loại (thường là nhôm) để tạo thành tấm pin.
- Copper Indium Gallium Selenide (CIGS): Gồm 4 thành phần đặt giữa hai lớp dẫn điện như nhựa, thủy tinh, thép, nhôm. Mặt trước và mặt sau tấm pin là các điện cực có tác dụng thu dòng điện.
Cách nhận biết
- Màu sắc: Tùy theo chất liệu cấu tạo, tấm pin thin-film có thể có màu đen hoặc xanh.
- Kích thước: Các tế bào trong tấm pin thin-film mỏng hơn các tấm tinh thể trong tấm pin mono và tấm pin poly khoảng 350 lần. Do đó, tấm pin thin-film mỏng hơn tấm pin mono và tấm pin poly. Kích thước của tấm pin thin-film không theo một tiêu chẩn nhất định và không đồng đều.
Đối tượng sử dụngPin thin-film có thể tích hợp với vật liệu xây dựng để tạo ra ngói năng lượng mặt trời. Loại pin này thường được lắp đặt ở nơi hay di chuyển hoặc không thể chịu được trọng lượng của các thiết bị năng lượng mặt trời truyền thống.Hiệu suấtHiệu suất pin khoảng 11%. Hiệu suất cụ thể tùy theo chất liệu tạo ra các cell. Công suất được xác định dựa trên kích thước vật lý nên không cố định. Tuy nhiên nếu tính công suất trên m2 thì công suất tấm pin thin-film thấp hơn công suất tấm pin mono và tấm pin poly.Giá thành
- Chi phí sản xuất pin: Giá pin thin-film phụ thuộc vào chất liệu. Xếp theo mức giá từ thấp đến cao là CdTe, silicon vô định hình (a-Si), CIGS. Nhìn chung, giá pin thin-film thấp hơn giá pin mono và pin poly. Cả trong trường hợp cùng làm từ chất liệu silic, tấm pin thin-film cũng có giá thấp hơn do không phải làm thao tác cắt thỏi silicon.
- Chi phí thi công, lắp đặt tấm pin thin-film: Rẻ hơn vì tấm pin này nhẹ, cơ động, lắp đặt dễ dàng, ít tốn công sức.
Ưu điểm
- Nhẹ, linh hoạt, dễ lắp đặt
- Giá pin và chi phí thi công, lắp đặt đều rẻ
Nhược điểm
- Hiệu suất và công suất thấp.
- Khi lắp đặt cần có điểm tựa
Bảng phân tích – đánh giá tấm pin Thin-Film

Dù tấm pin thin-film có giá rẻ hơn nhưng tấm pin mono, poly vẫn được lắp đặt nhiều nhất. Bởi vì hai loại tấm pin này cho sản lượng điện cao hơn tấm pin thin-film.
4. Các loại pin mặt trời khác
Bên cạnh 3 loại pin mặt trời trên, vẫn còn 2 loại pin mặt trời khác là pin mặt trời sinh học (Biohybrid) và pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV). Tuy nhiên, hai loại pin này mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, chưa sử dụng nhiều trong thực tế.
4.1. Pin mặt trời sinh học (Biohybrid)
Pin mặt trời sinh học (Biohybrid) được phát triển dựa trên công nghệ mới, kết hợp giữa chất vô cơ và chất hữu cơ photosystem 1 (công nghệ mô phỏng quá trình quang hợp tự nhiên). Trong đó, chất vô cơ giống như các tấm pin mặt trời khác. Còn chất hữu cơ photosystem 1 có vai trò tập trung ánh sáng và chuyển đổi thành năng lượng hóa học, tạo ra dòng điện. Nhờ chất hữu cơ này mà việc chuyển đổi điện năng hiệu quả hơn.

4.2. Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV)
Pin mặt trời PV tập trung (Concentrated PV) có bề mặt gương cong, thấu kính, được cấu tạo từ nhiều thành phần nên có thể gọi là hệ thống pin. Có trường hợp tấm pin này tích hợp thêm hệ thống làm mát để tập trung tia sáng vào tế bào quang điện nhỏ giúp tăng hiệu suất của tấm pin. Hiệu suất pin tối đa là 41%, cao hơn tất cả các loại pin mặt trời hiện nay.
Xem thêm : Giá Bán Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời tại Huế – SUNRISE SOLAR
Để đạt được hiệu suất tối đa, tấm pin mặt trời PV tập trung cần phải đặt ở vị trí có góc độ hoàn hảo, hứng được ánh sáng mặt trời một cách tối đa. Vì thế, khi lắp pin mặt trời PV tập trung, người ta cần sử dụng một máy theo theo dõi hướng ánh sáng mặt trời và dàn xoay đổi hướng (solar tracker) giúp lấy được nguồn sáng trực tiếp một cách tối đa.
5. Phân biệt các tấm pin mặt trời
Năm loại pin mặt trời trên có khá nhiều điểm khác biệt. Bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây để thấy được sự khác biệt đó.
Tiêu chíTấm pin mặt trời monoTấm pin mặt trời polyTấm pin mặt trời thin-filmTấm pin mặt trời sinh họcTấm pin mặt trời PV tập trungChất liệu cấu tạoLá cắt tinh thể silic đơn, tinh khiếtNhiều mảnh tinh thể silic nung nóng chảy trong khuôn, để nguội, cắt ra thành tấm waferCdTe, silicon vô định hình (a-Si), CIGSChất vô cơ và chất hữu cơ photosystem 1Gồm nhiều thành phần khác nhauMàu sắcMàu đen xen kẽ các khoảng hình thoi màu trắngMàu hơi xanh lốm đốm màu màu đen đốm xanhMàu đen hoặc xanhKiểu dáng, kích thướcGồm 60 – 144 tế bào quang điện hình vuông vạt góc xếp nối tiếp nhau tạo thành hình chữ nhật và thiết kế dày hơnGồm 60 tế bào quang điện hình vuông
xếp nối tiếp nhau tạo thành hình chữ nhật và thiết kế dày hơn
Kích thước các tấm pin không đồng đều, thiết kế mỏngBề mặt gương cong, thấu kínhHiệu suất20%15 – 19%11%Tối đa là 41%Công suấtCaoTrung bìnhThấpGiáCaoTrung bìnhThấp

6. Nên mua pin mặt trời nào phù hợp nhất?
Để mua được tấm pin mặt trời phù hợp, bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố như khu vực, vị trí lắp đặt, nhu cầu sử dụng điện.
Dựa vào khu vực lắp đặt:
- Nếu khu vực lắp đặt có số giờ nắng nhiều, nắng quanh năm như miền Nam, miền Trung nên chọn tấm pin poly: Do tấm pin poly có hiệu suất tương đối cao mà giá lại thấp hơn pin mono. Dùng pin poly trong trường hợp này vừa sản sinh ra được nhiều điện vừa tiết kiệm chi phí.
- Nếu số giờ nắng ít hơn như miền Bắc, nên chọn tấm pin mono: Vì tấm pin mono có hiệu suất cao hơn tấm poly. Khi trời có bóng râm, nhiều mây, ánh sáng cường độ yếu, tấm pin mono vẫn có thể tạo ra điện như bình thường.
Dựa vào vị trí lắp đặt:
- Nếu diện tích hạn chế, nên chọn tấm pin mono: Vì tấm pin mono có hiệu suất cao hơn, lắp đặt hệ thống cùng công suất sẽ cần ít không gian lắp đặt hơn..
- Nếu diện tích rộng rãi, nên tấm pin poly: Vì tấm pin poly có giá thấp hơn nên giúp giảm giá thành đầu tư.
- Nếu nơi lắp đặt không chịu được trọng lượng của hệ thống thiết bị năng lượng mặt trời truyền thống hoặc hay di động (trên thuyền, xe), nên chọn tấm pin thin-film: Vì tấm pin thin-film nhẹ, dễ lắp đặt.
Dựa vào nhu cầu sử dụng điện:
- Nếu dùng nhiều điện vào ban ngày, nên lắp đặt tấm pin mono để tạo ra nhiều điện.
- Nếu dùng nhiều điện vào ban đêm hơn, có thể cân nhắc lắp đặt tấm pin poly để tiết kiệm chi phí.

7. Top 5 thương hiệu pin mặt trời tại Việt Nam
Trên thị trường điện mặt trời Việt Nam hiện nay, có nhiều thương hiệu pin mặt trời được lựa chọn sử dụng. Nổi bật nhất là 5 thương hiệu pin sau:
- Hanwha Q-CELLS: Xuất xứ Hàn Quốc, Đức.
- Canadian Solar: Xuất xứ Canada.
- Trina Solar: Xuất xứ Trung Quốc.
- JA Solar: Xuất xứ Trung Quốc.
- GCL – SL: Xuất xứ Hồng Kông.
Trong các thương hiệu trên thì Hanwha QCELLS và Canadian Solar là 2 thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất bởi vì:
- Đây là hai thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới.
- Hai thương hiệu đều xuất xứ từ những nước có công nghệ điện mặt trời hàng đầu thế giới, nổi tiếng về khâu kiểm định chất lượng chặt chẽ như Đức, Hàn Quốc, Canada.
- Hiệu suất, độ bền của tấm pin cao mà giá cả lại hợp lý.

Tại Việt Nam, pin mặt trời QCELLS và Canadian được cung cấp chính hãng bởi FreeSolar – Thương hiệu điện mặt trời thuộc tập đoàn Sơn Hà. FreeSolar cam kết với khách hàng:
- Bảo hành tấm pin 1 đổi 1 trong vòng 12 năm nếu lỗi từ nhà sản xuất.
- Bảo hành hiệu suất pin trên 80% trong vòng 25 năm.
- Bảo dưỡng toàn hệ thống, trong đó có tấm pin trong 2 năm đầu kể từ thời điểm lắp đặt.
Xem thêm: Tấm pin năng lượng mặt trời Freesolar – Sơn Hà
Như vậy, nếu hỏi pin năng lượng mặt trời có mấy loại thì câu trả lời là 5 loại nhưng mới có 3 loại đang được đưa vào sử dụng là mono, poly, thin-film. Và có 2 thương hiệu pin được ưa chuộng sử dụng ở Việt Nam là QCELLS và Canadian. Mỗi loại pin, thương hiệu này đều có ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng sử dụng khác nhau. Hãy liên hệ với FreeSolar để được tư vấn tấm pin phù hợp nhất:
- Tải app FreeSolar: IOS hoặc Android
- Hotline: 1900.3188
- Email: [email protected]
- Facebook: https://www.facebook.com/freesolar.vn/
Nguồn: https://hvsolar.vn
Danh mục: Dự Án