
Đa phần các công ty ngày nay đều yêu cầu ứng viên nộp CV như một bước đánh giá, sàng lọc trước khi tiến vào vòng phỏng vẩn. Về cơ bản thì bạn đã biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tạo CV online – đó là công cụ giới thiệu, “quảng bá” bản thân để nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng và chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Nhưng chính xác CV là gì, CV xin việc gồm những gì và cần lưu ý gì khi tạo CV online? Cùng CakeResume đi tìm giải đáp cho các thắc mắc trên trong bài viết này nhé!
Bạn đang xem: CV là gì? Làm CV xin việc như thế nào cho ấn tượng?
CV là viết tắt của “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh, có nghĩa là bản tóm tắt những thông tin chính về quá trình học tập, kinh nghiệm làm việc, thành tích cá nhân và kỹ năng nổi bật của bản thân.
Bạn đừng nhầm lẫn khái niệm CV với resume nhé, vì hai văn bản này hoàn toàn không giống nhau.
Dưới đây là sự khác nhau giữa CV và resume:
Các phần được liệt kê dưới đây cũng chính là những tiêu đề mục lớn cần có khi tạo CV online. Tuỳ theo background của mình mà mỗi ứng viên sẽ có cách ưu tiên thứ tự cho từng mục trong CV khác nhau.
1. Thông tin cá nhân
Trong mục này, bạn cần cung cấp những thông tin sau:
- Họ tên đầy đủ (viết đúng theo căn cước công dân)
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại cá nhân
- Email cá nhân (nghiêm túc và chuẩn mực)
- Địa chỉ (không cần thiết phải ghi rõ số ngõ, số nhà, số tầng,…)
Ngoài ra, đừng quên chèn ảnh vào CV để nhà tuyển dụng có thể phân biệt được bạn với hàng trăm ứng viên khác. Một tiêu đề CV hay cũng có thể tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay từ lần đọc đầu tiên!
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV chính là những chia sẻ của bản thân bạn về định hướng nghề nghiệp trong tương lai – bạn mong muốn trở thành ai và bạn kỳ vọng mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp?
3. Học vấn
Xem thêm : 9 Địa Chỉ Mua Bán Đèn Năng Lượng Mặt Trời Uy Tín nhất 2023
Mục “Trình độ học vấn” trong CV cần có:
- Tên trường và chuyên ngành
- Thời gian nhập học và tốt nghiệp
- Giải thưởng và thành tích nổi bật trong quá trình học tập
- Cuộc thi hoặc hoạt động ngoại khoá đã tham gia
4. Kinh nghiệm làm việc
Ý nghĩa của CV xin việc là thể hiện năng lực và chuyên môn nghề nghiệp của ứng viên thông qua bản tóm tắt về quá trình công tác. Do đó, “Kinh nghiệm làm việc”, hay “Work Experience” là phần mà nhà tuyển dụng sẽ đọc kỹ nhất.
Các thông tin cần có khi viết “Kinh nghiệm làm việc” trong CV gồm:
- Tên công ty
- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc
- Nhiệm vụ chính của vị trí làm việc đó
- Giải thưởng hoặc thành tích tiêu biểu
5. Kỹ năng
Đừng quên rằng, nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy cả kỹ năng mềm (soft skill) và kỹ năng chuyên môn (hard skill) để có thể đánh giá toàn diện về tố chất và năng lực của bạn. Vì một CV xin việc không nên viết quá 2 trang, bạn chỉ cần liệt kê từ 3 đến 5 kỹ năng cho mỗi mục là đủ.

6. Thành tích & Giải thưởng
Liệt kê các thành tích nổi bật về quá trình học tập cũng như công tác chính là câu trả lời xác đáng cho câu hỏi “Thế nào là 1 CV online ấn tượng?”. Giữa hàng trăm, hàng ngàn ứng viên khác có trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm làm việc tương đương, thành tích cá nhân sẽ giúp bạn chứng minh được năng lực bản thân, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và thuyết phục họ rằng mình hoàn toàn xứng đáng với vị trí đang ứng tuyển.
7. Sở thích
Làm thế nào để mục này trong CV không trở nên thiếu chuyên nghiệp và thừa thãi? Trước tiên, những thông tin mang tính cá nhân như vậy thường sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, thành tích và dự án cá nhân. Ngược lại, nếu sở thích của bạn có thể chứng minh rằng bạn có đam mê, kiến thức và am hiểu tường tận về lĩnh vực liên quan đến công việc ứng tuyển, thì đó sẽ là điểm cộng cho CV online của bạn đó!
8. Hoạt động ngoại khoá
Hãy chăm chút cho mục này hơn một xíu, nếu như:
- Bạn là sinh viên đang tìm việc part-time hoặc nơi thực tập.
- Bạn mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
- Bạn đang viết CV xin học bổng.
9. Người tham chiếu
“Người tham chiếu” trong CV (tiếng Anh là “reference”) là người quen biết và hiểu rõ bạn trong quá trình học tập và làm việc, ví dụ như: thầy/cô giáo, trưởng phòng, giám đốc,…
Vậy, viết “Người tham chiếu” trong CV như thế nào cho thuyết phục?
- Ghi rõ họ tên và chức vụ của người tham chiếu.
- Cung cấp email và số điện thoại của người tham chiếu.
10. Bằng cấp & Chứng chỉ
Xem thêm : Những mẫu đèn đường thông minh năng lượng mặt trời mà bạn nên lựa chọn
Đối với những ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng đặc biệt như IT, kế-kiểm toán, biên-phiên dịch…, bạn không thể thiếu mục “Chứng chỉ” trong CV xin việc của mình. Đây là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và sự phù hợp của bạn đối với vị trí tuyển dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể liệt kê các chứng chỉ ngoại ngữ trong CV của mình để hồ sơ xin việc trông “xịn sò” hơn.

✅ Điều chỉnh CV theo bản tin tuyển dụng.
Vì làm CV xin việc mất khá nhiều thời gian nên chúng ta thường có thói quen sử dụng một bản CV online cho mọi lần ứng tuyển. Lời khuyên của CakeResume là, dù vị trí ứng tuyển có giống nhau, nhưng bạn nên điều chỉnh hồ sơ xin việc của mình dựa trên JD (job description – bản mô tả công việc) để thể hiện được sự phù hợp của bản thân đối với vị trí ứng tuyển này.
✅ Đảm bảo CV chuẩn ATS.
Ngày càng có nhiều công ty sử dụng phần mềm ATS (Applicant Tracking Software – hệ thống quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp) để sàng lọc CV online của ứng viên. Nguyên tắc chủ đạo bạn cần nắm được là hãy chèn từ khoá thích hợp có trong JD khi tạo CV online; và không sử dụng các ký tự đặc biệt. Như vậy, hồ sơ xin việc của bạn sẽ có khả năng cao được lọt qua vòng xét duyệt đầu tiên đấy!
❌ Chứa các thông tin không liên quan.
CV không nên dài quá 2 trang và chỉ nên chứa những thông tin cần thiết và nổi bật về bản thân mình. Hãy loại bỏ những thông tin không liên quan tới công việc và vị trí tuyển dụng, ví dụ như:
- Quá trình học cấp 1, cấp 2, cấp 3
- Công việc part-time không cùng chuyên môn với công việc hiện tại
- Mức lương mong muốn
❌ Không rà soát CV trước khi nộp.
Bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hay CV online được trình bày ấn tượng, đẹp mắt nhưng vẫn không được xét duyệt?
Một trong những lý do có thể đến từ một thói quen mà nhiều bạn mắc phải: không đọc lại nội dung trước khi nộp hồ sơ. Đối với nhiều nhà tuyển dụng, việc CV có chứa lỗi sai chính tả, ngữ pháp, dấu câu hoặc thông tin không chính xác sẽ khiến họ nghi ngờ về phong thái chuyên nghiệp và sự chỉn chu của ứng viên.
❌ Không nên viết dài quá 2 trang.
“CV nên dài bao nhiêu trang?” là câu hỏi quen thuộc mà chắc hẳn nhiều bạn đã từng không ít lần thắc mắc. Độ dài lý tưởng cho CV là 1-2 trang, tuỳ thuộc vào background cũng như thâm niên trong nghề của bạn. Hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều chỉ dành tối đa 20 giây để đọc hết một hồ sơ. Vì vậy, viết dài quá 2 trang là không cần thiết và dễ khiến bạn bị sa đà vào việc trình bày nhiều thông tin không liên quan.
📍Kết luận:
Nếu đã nắm rõ CV là gì và cần lưu ý gì khi làm CV, bạn hẳn đang thắc mắc nên tạo CV online ở đâu. Với nhiều trang web và công cụ hỗ trợ như hiện nay, bạn có thể tìm thấy nhiều mẫu CV online đẹp, miễn phí, phù hợp với ngành nghề bạn đang theo đuổi. CakeResume chúc bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng và chinh phục công việc mơ ước với bản CV online chuyên nghiệp của mình!
Nguồn: https://hvsolar.vn
Danh mục: Tin Tức